Giáo án Ngữ văn

Thứ năm - 03/12/2015 22:10
Ngữ văn
                  Tiết 54    Văn bản :
                                                                                TIẾNG GÀ TR­ƯA
                                                                                                           - Xuân Quỳnh –(tiết 2)

I - Mục tiêu cần đạt:
  - Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình bà cháu.
  - Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm qua những chi tiết tự nhiên, bình dị.

II -  Trọng tâm kiến thức
1. Kiến thức:
- Sở giản về tác giả Xuân Quỳnh.
- Cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ; những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa tình
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu, phân tích văn bản thơ trữ tình có sử dụng các yếu tố tự sự.
- Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản.
3. Thái độ:
     - Yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.

III  - Chuẩn bị:
  1. Gv soạn bài, ..
  2- HS: Soạn bài theo hướng dẫn
IV - Tiến trình bài dạy:
1.  Ổn định tổ chức :
2.  Kiểm tra bài cũ :  Đọc thuộc diễn cảm khổ thơ đầu bài thơ  ’’Tiếng gà trưa”? Nội dung chính của khổ thơ đó là gì?
- Tình yêu quê hương thắm thiết, sâu nặng, kỷ niệm tuổi thơ luôn thường trực trong lòng nhà thơ.

3.  Bài mới:           
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
* Gv: Tiếng gà như là nút khởi động bất ngờ chạm vào tình yêu và nỗi nhớ quê hương. Kỷ niệm tuổi thơ và nỗi nhớ quê hương ấy luôn thường trực trong lòng người chiến sĩ cho nên chỉ cần chạm nhẹ vào thôi nó cũng đã vang lên bất tận và không dứt.
? Vậy kỉ niệm đầu tiên mà tác giả nhớ đến đó là gỡ? Chi tiết nào thể hiện điều đó?
? Vậy qua khổ thơ thứ 2 kỉ niệm tuổi thơ đã được gọi về qua những chi tiết và hình ảnh nào?
? Biện phỏp  nghệ thuật nào được sử dụng trong lời thơ?
- Điệp ngữ. lời thơ đầy màu sắc: màu vàng của rơm, màu hồng của trứng, màu trắng và màu đốm trắng của gà….
? Tất cả những chi tiết đó đã gởi tả vẻ đẹp riêng nào trong cuộc sống làng quê?
GV:  - Lời thơ: Này con gà mái.. như 1 lời gọi rất thân thương, khơi gợi nỗi nhớ quê và tình yêu quê hương tha thiết của tác giả. Yêu quê hương tác giả yêu những gì bịnh dị thân thương nhất.
- Tình yêu quê hương có rất nhiều cách biểu hiện khác nhau: có người yêu quê hương qua từng trang sách nhỏqua những buổi trốn học bị đòn roi yêu quê hương qua những chùm khế ngọt.. hay yêu quê hương qua bát canh rau muống, bát cà dàm tương..
? Vậy với em tình yêu quê hương được biểu hiện ntn?
- Yêu những con đường, ngõ xóm, yêu cánh đồng quê hay yêu những cánh diêu...
* GV: Tiếng gà trưa không chỉ khơi gợi kỉ niệm về những ổ rơm hồng, với những con gà mai mơ, con gà mái vàng mà đặc biệt đó là những kỉ niệm về người bà thân yêu.
? Vậy các em hãy thảo luận theo nhóm vừa( trong vòng 3 phút) chỉ ra những kỉ niệm về tình bà cháu trong khổ thơ 3,4,5,6?
- 4 kỉ niệm
? Em có nhận xét gì về lời mắng của bà?
- Lời mắng yêu, mong cháu mình được xinh đẹp và hạnh phúc. Chi tiết thể hiện tình bà cháu rất giản dị chân thành mà sâu sắc.
? Em cú suy nghĩ gỡ về hỡnh ảnh người bà qua chi tiết “ Tay bà khum soi trứng, Dành từng quả chắt chiu”?
- Hình ảnh một người bà chịu thương, chịu khó,chắt chiu từng niềm vui nhỏ trong cuộc sống dẫu còn nhiều lo toan vất vả, khó khăn.
? Nỗi lo của người bà “ Bà lo đàn gà toi ....Cháu được quần áo mới” ở đoạn thơ này gợi cho em suy nghĩ gì về tỡnh cảm của bà đối với cháu?
- Tình yêu thương, sự hi sinh thầm lặng của người bà tất cả vì niềm vui của cháu...
? Từ những kỉ niệm tuổi thơ của cháu, hình ảnh người bà hiện lên với những đức tính cao quý nào?
* GV: Tiếng gà trưa không nhưng khơi gợi kỉ niệm về tỡnh bà chỏu...mà con gắn với kỉ niệm của người cháu khi được quần áo mơi.
? Lời thơ nào thể hiện điều đó?
? Qua lời thơ đó em cảm nhận được điều gì về tâm trạng của người cháu lúc đó?
- Một tâm trạng hân hoan, sung sướng, cảm động vì được diện cái áo cánh trúc bâu, cái quần chéo go. Đó là niềm vui tuổi thơ nghèo cơ cực ở nông thôn Việt Nam. Nó thật đơn sơ, giản dị nhưng cũng cảm động biết bao. Bởi có được chiếc áo đơn sơ ấy là cả một sự gian lao, giàu đức hinh sinh tần tảo của người bà thân yêu..
? Qua những  kỷ niệm và cảm xúc trên thì em có nhận xét gì về  tỡnh cảm bà chỏu?
I - Tim  hiểu chung
II - Đọc - hiểu chi tiết.
1. Khổ thơ 1
2. 5 khổ thơ tiếp theo

* Kỉ niệm đàn gà:
- Này:   + Con gà mái mơ
             + Con gà mỏi vàng

-> Điệp ngữ
 
 
 
 
 
 
 
 
 
-> Cuộc sống thanh bình, yên ả
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

* Kỷ niệm về tình bà cháu:
- Có tiếng bà vẫn mắng
- Tay bà khum soi trứng
   Dành từng quả chắt chiu
- Bà lo đàn gà toi
 
 
 
 
 
 
 
 
-> Một người bà rất mực thương cháu, chịu thương, chịu khó, giàu đức hi sinh.
 
 
 
- Cháu được quần áo mới:
 
-> Niềm  hạnh phúc
 
=> Tỡnh bà chỏu thật sõu nặng, thắm thiết (Bà chắt chiu, chăm lo cho cháu và cháu yêu thương, kính trọng và biết ơn bà).

Qua những giòng thơ êm nhẹ như những nốt nhạc trong veo. Hình ảnh người bà hiện lên như một bà tiên hiền từ mà cháu thường hay đọc trong những câu chuyện cổ tích. Bà đã dành tất cả tình yêu thương cho cháu. Bà tần tảo sớm hôm, nâng đỡ từng quả trứng, từng chú gà con, như chắt chiu, nâng đỡ ước mơ thật đơn sơ bé nhỏ của đứa cháu yêu thương.
            
Hình ảnh đứa cháu ngây thơ trong trang phục ...... được may bởi những loại vải rẻ tiền mà nay chắc không ai dùng nữa. Nhưng người cháu đã vô cùng cảm động, vô cùng sung sướng và hạnh phúc biết bao bởi tấm lòng bà đã dành cho cháu.... Phải là một người rất yêu thương và quý trọng bà cho nên dù đã trải qua bao nhiêu năm nhưng những kỉ niệm đó không phai mờ trong tâm trí của tác giả

* Vậy từ những kỉ niệm đó đã gợi lên nhưng suy tư gì của người chiến sĩ hôm nay...
 
- Hs đọc khổ thơ 7
? Tiếng gà trưa còn gợi lên những suy tư gì của người cháu?
? Vì sao tỏc giả lại núi “ tiếng gà trưa” mang bao điều hạnh phúc?
-         Gợi cs thanh bình
-         âm thanh bình dị của làng quê
-         thức dậy tình yêu gia đình, quê hương đất nước…
? Em hiểu giấc mơ của người cháu. Ước đó là gì?
GV: Nhưng ước mơ tưởng chừng như bé nhỏ đó đã không thành hiện thực. Bởi đất nước ta lúc bấy giờ đang hàng ngày, hàng giờ gồng minh dưới hàng ngàn tấn bom đạn của kẻ thù xâm lược. Từ đó đã thôi thúc ý chí quyết tử cho tổ quốc quyết sinh lớp lớp các thế hệ thanh niên xung phong lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc. Trong đó có nữ sĩ Xuân Quỳnh.
? Chính vì vậy mà người cháu chiến đấu hôm nay vì những mục đích nào?
? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng và tác dụng của nó?
- Điệp từ. Khẳng định mục đích chiến đấu cao cả…
- Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng như những dòng thơ khác.Nhưng mỗi lần điệp từ vỡ được lặp lại, dường như cảm xúc lại càng lắng lại, càng sâu thêm để tỡm về với ngọn nguồn  thiờng liờng nhất. Từ lòng yêu Tổ quốc - xóm làng - người bà - tiếng gà ổ trứng đó núi lờn một quy luật tỡnh cảm vụ cựng giản dị: Đúng như nhà văn Ê ren bua đã từng nói Dòng suối đổ và sông, sông đổ vào dải trường giang vôn ga. Lòng yêu nhà, yêu xóm làng, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc..Chính điều đó đã thúc giục bàn chân người lính băng rừng, lội suối đấu tranh vì độc lập, thống nhất nước nhà. Với tinh thần
Ôi tổ quốc ta yêu như
? Qua đó ta thấy người cháu không chỉ yêu bà quý trong bà..mà con là người có phẩm chất nào nữa?
? Vậy qua nhân vật trữ tình trong văn bản. Em rút ra bài học gì cho bản thân mình?
- Yêu thương, kính trọng những gì xung quanh mình
- Lòng yêu nước không phải là những điều gì xa xôi, trừu tượng mà ngay ở bên và trong tầm tay của bản thân mình.
? Vậy ở lứa tuổi học sinh em đã và sẽ làm gì để thể hiện lòng yêu quê hương đất nước của mình?
- Nghe lời...
- Học hành chăm ngoan...
? Sau khi học xong văn bản này em hóy khỏi quỏt cỏch học văn bản này có gỡ khỏc với cỏch học cỏc tỏc phẩm thơ Đường mà các em đó được học?
- Không đi phân tích theo bố cục ( đề , thực, luận, kết) mà phân tích theo mạch cảm xúc bài thơ
? Em hãy khái quát nội dung tiết học hôm nay bằng bản đồ tư duy?
Tiếng gà trưa(gợi kn tuổi thơ, k/n về  người bà, tâm niệm người chiến sĩ trên đường ra trận)
? Nờu những nột đặc sắc về nghệ thuật?
 
? Đáp án nào đúng nhất nói về ý nghĩa của bài thơ này?
 1. Tiếng gà trưa thức dậy tình cảm bà cháu.
2. Tiếng gà trưa khơi dậy những kỉ niệm ấu thơ.
3. Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ vững bước trên đường ra trận.
3. Hai khổ thơ cuối
* Mang bao điều hạnh phúc



-> Mơ được sống trong hòa bình,hạnh phúc, ấm no..
 
- Cháu chiến đấu Vì: Tổ quốc,xóm làng, bà, tiếng gà…
 
 
 
-> Điệp ngữ
=> Tình yêu nước rộng lớn, cao cả và sâu sắc


























 
III. Tổng kết:
1. Nội dung:
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2. Nghệ thuật:
- Sử dụng phộp điệp ngữ “ Tiếng gà trưa” cú tỏc dụng nối mạch cảm xỳc, gợi nhắc kỉ niệm.
- Viết theo thể thơ 5 tiếng  phù hợp với kể chuyện và biểu cảm.
3. Ý nghĩa: Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ vững bước trên đường ra trận.
IV -  Luyện tập:
1.     Chọn và đọc thuộc một đoạn của bài thơ khoảng 10 dòng
2.     Viết một đoạn văn ngắn ghi lại một kỉ niệm về bà( bà nội hoặc bà ngoại).

5. Dặn dò:
- Về nhà học thuộc bài thơ
- Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các điệp từ, điệp ngữ trong bài thơ
- Học bài và soạn bài: Điệp ngữ
 

Nguồn tin: thcsdienhong.dienchau.edu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn cần  
/
 để chia sẽ thông tin,ý kiến ...
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây